Trong thời đại 4.0 như hiện nay, mã QR là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong đời sống như thanh toán giao dịch, chuyển khoản, kiểm tra thông tin sản phẩm… Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu chính xác mã QR là gì, dùng như thế nào? Cùng tham khảo bài viết này của simplymodernweddings.com chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé.
I. Tìm hiểu mã QR là gì?
Mã QR hay còn được gọi là QR code chứa đựng nhiều thông tin khác nhau như mô tả sản phẩm, thông tin cá nhân, thời gian tổ chức sự kiện nào đó… Đây là dạng mã vạch 2 chiều được đọc bằng máy đọc chuyên dụng hoặc điện thoại thông minh có chức năng chụp ảnh đi kèm với ứng dụng cho phép quét mã QR.
Nhờ khả năng mã hóa hàng ngàn ký tự, vì thế hiện nay nhiều doanh nghiệp đã đưa QR trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, minh bạch thông tin hàng hóa trên thị trường.
II. Những ưu điểm của mã QR
So với mã vạch truyền thống, mã QR có sự cải tiến vượt bậc. Trong khi mã vạch truyền thống là một dãy vạch chứa tối đa 20 ký tự được xếp liền nhau, thì mã QR có khả năng chứa hơn 7000 ký tự và hơn 4000 ký tự số. Vì thế mà lượng thông tin truyền tải của mã QR sẽ nhiều và đa dạng hơn. Vậy ưu điểm của mã QR là gì?
1. Tính thẩm mỹ
Nếu so về kích thước, mã QR chiếm ít diện tích không gian hơn so với mã vạch truyền thống. Vì thế, khi in lên sản phẩm hoặc doanh thiếp thì sẽ tăng giá trị thẩm mỹ và nhỏ gọn hơn.
2. Truy xuất thông tin, thanh toán online
Trên các sản phẩm hàng hóa hiện nay đều được in mã QR. Bởi thông qua QR code, người mua hàng có thể truy xuất nguồn gốc thông tin sản phẩm như nơi sản xuất, thành phần của sản phẩm… Bên cạnh đó, mã QR còn được dùng để thanh toán online rất nhanh chóng.
3. Trao đổi thông tin liên lạc nhanh chóng
Hiện nay mã QR cũng được dùng để trao đổi thông tin liên lạc rất tiện lợi. Theo đó, bạn chỉ cần quét mã QR code của doanh nghiệp hay người nào đó nào sẽ có được thông tin về số điện thoại, địa chỉ nhanh chóng.
Ví dụ như bạn chỉ cần quét mã QR là có được thông tin tài khoản Facebook, Zalo, Line… của người bạn nào đó.
III. Mã QR hoạt động như thế nào?
Để hiểu rõ hơn mã QR là gì, chúng ta sẽ cùng phân tích sâu hơn về cách thức hoạt động của QR code dưới đây.
1. Cấu trúc của mã QR
Có thể thấy đây là tổ hợp những hình vẽ được sắp xếp rất phức tạp. Vì thế mà nhiều người cho rằng cấu trúc của QR code không thể đọc được. Tuy nhiên, mã vạch này được xây dựng theo một nguyên tắc định sẵn. Cụ thể như sau:
- Ngôn ngữ: Trong QR code có chứa nhiều ô hoa văn màu đen trắng. Theo đoạn mã nhị phân, những ô đen trắng này lần lượt mang giá trị là 0 và 1, tập hợp các ngôn ngữ là những thông tin được lưu trữ trong mã QR.
- Hoa văn định vị: Ở 4 góc của mã QR là hoa văn định vị. Thông qua hoa văn định vị mà camera có thể xác định được phạm vi của mã QR và đọc được thông tin ngay cả khi mã vạch này bị biến dạng. Vì thế mà bạn có thể quét được mã QR ở mọi góc độ nhanh chóng.
- Timing pattern: Đây là những ô vuông đen trắng được sắp xếp xen kẽ nhằm xác định tọa độ của QR code.
- Alignment pattern: Đây là hình vuông chứa ô vuông nhỏ bên trong nằm ở phía bên phải của mã QR. Chúng giúp điều chỉnh lại nhưng chênh lệch của camera khi quét mã.
- Sửa lỗi thông tin: Xung quanh các hoa văn định vị là những phần chứa thông tin, chúng quyết định mức độ sửa lỗi của QR code.
2. Cách thức hoạt động của QR code
Mọi thông tin, dữ liệu trong QR code đều được mã hóa theo nhị phân. Nhờ đó, máy quét mã QR sẽ dựa vào hình dáng để nhân diện 3 ô vuông định vị nhằm định hình được hình dáng và vị trí nội dung cần quét.
Tiếp đến máy quét mã sẽ phân tích, biến hình ảnh thành những ô vuông có kích thước khác nhau. Mỗi ô vuông đều chứa vùng dữ liệu riêng dừa vào màu sắc đen trắng của chúng. Cuối cùng, máy quét mã sẽ ghép những hình vuông nhỏ đó lại để tạo thành vùng dữ liệu lớn.
IV. Một số ứng dụng của mã QR trong cuộc sống
Ngoài thắc mắc mã QR là gì, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu được tác dụng của mã vạch này trong cuộc sống hiện nay. Có thể nói, trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay thì QR chính là giải pháp di động rất tiện ích. Cụ thể như sau:
- Mã QR giúp quản lý thông tin sản phẩm, hàng hóa gọn hơn thay vì lưu trên sổ sách như trước đây.
- Lưu trữ URL: hiện nay các doanh nghiệp có thể mã hóa thông tin URL của mình trên QR. Khi khách hàng biết cách sử dụng QR code, ngay lập tức thiết bị sẽ được điều hướng về trang web mà doanh nghiệp hướng đến.
- Sử dụng mã QR tại bảo tàng: Du khách tham quan bảo tàng khi thực hiện thao tác quét mã QR cạnh sản phẩm sẽ hiện thông tin về đồ vật đó, thay vì in ấn lên giấy như trước đây dễ hư hỏng, khó chỉnh sửa.
- Mã QR được in trên bao bì sản phẩm: khách hàng khi quét mã QR sẽ biết được thông tin của sản phẩm, hạn sử dụng, nơi sản xuất…
- Quét mã QR tại các nhà hàng, cửa hàng: Việc quét mã QR code này sẽ giúp khách hàng thanh toán cũng như nắm được thông tin về cửa hàng, món ăn tại nhà hàng…
- Trong lĩnh vực y tế, mã QR code còn giúp các bác sĩ, y tá theo dõi được tình trạng của bệnh nhân.
- Mã QR được ứng dụng tại sân bay, bến xe… Khi khách hàng quét mã QR thì mọi thông tin về chuyến xe, chuyến bay, lịch trình của chuyến đi một cách chi tiết nhất.
- QR code trong ứng dụng truyền thông, quảng cáo để thay thế những hình thức quảng cáo truyền thống tốn kém như phát tờ rơi, in ấn bao bì…
- Ngoài ra, mã QR còn được dùng để trao đổi thông tin. Bạn chỉ cần quét QR code giới thiệu về doanh nghiệp là có thể biết được số điện thoại, thông tin về doanh nghiệp đó.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ mã QR là gì, cũng như sự tiện lợi mà nó mang lại cho cuộc sống hiện nay. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết cách tận dụng mã QR hiệu quả hơn cũng như quét mã sao cho phù hợp với mục đích của bản thân.