Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam. Có thể nói Người đã dâng hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Cuộc đời Bác cho đến những giây phút cuối đời vẫn luôn nghĩ cho đồng bào, cho đất nước Việt Nam. Vậy Bác Hồ mất ngày nào, tại sao phải sau 20 năm mới công bố ngày mất chính xác? Những thắc mắc đó sẽ được simplymodernweddings.com chúng tôi giải đáp chi tiết dưới đây.

I. Bác Hồ mất ngày nào?

Bác Hồ mất ngày nào
Những ngày cuối tháng 8 năm 1969, bệnh tình Bác Hồ có những dấu hiệu xấu
  • Bác Hồ tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890 tại Nghệ An. Có thể nói, Bác đã dành cả cuộc đời vì nhân dân, vì đất nước và cho đến những giây phút cuối cùng, Người vẫn lo lắng cho đồng bào, cho dân tộc mình.
  • Từ ngày 25/8/1969, tình hình sức khỏe của chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những dấu hiệu xấu, lúc này Bộ Chính trị đã đề nghị Bác không lên xuống nhà sàn nữa mà hãy ở trong Nhà 67 để chữa trị bệnh. Thế nhưng, cho dù đang ở trên giường bệnh thì Người vẫn làm việc chăm chỉ, hàng ngày nghe báo cáo công việc từ hai miền đất nước; gửi điện mừng và tặng huân chương cho những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp chiến đấu và xây dựng, sản xuất.
  • Đến ngày 28/8/1969, nhịp tim của Bác Hồ có dấu hiệu loạn nhịp. Buổi chiều, Người như thiếp đi. Sau khi được các bác sĩ tiêm thuốc thì chủ tịch Hồ Chí Minh tỉnh lại. Đôi mắt Bác từ từ mở ra rồi khẽ mỉm cười khi nhìn thấy các đồng chí trong Bộ Chính trị.
  • Sang ngày 29/8/1969, bệnh tình của Bác không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Ngày 30/8/1969, bệnh của Người càng nặng thêm, liên tục cảm thấy đau ngực, rồi Bác hôn mê. Lúc đó tất cả mọi người đang chăm sóc Bác đều bàng hoàng. Sau khi được các bác sĩ cấp cứu, Người từ từ mở mắt với vẻ rất mệt mỏi. Lúc này, Bác vẫn quan tâm đến tình hình tổ chức lễ Quốc khánh và nhắc thủ tướng Phạm Văn Đồng nhớ bắn pháo hoa để cho đồng bào vui.
  • Đến ngày 31/8/1969, Người muốn ăn cháo, lúc này các đồng chí phục vụ đã nấu bát cháo ngon. Thấy Bác ăn hết nên mọi người rất vui. Cũng trong ngày này, Bác còn gửi tặng lẵng hoa chúc mừng Sư đoàn 361 khi đã bắn rơi máy bay Mỹ không người lái. Đây cũng chính là lẵng hoa mà quân và dân Việt Nam nhận được từ Bác Hồ.
  • Ngày 1/9/1969, sức khỏe của Người có vẻ khá hơn. Có thể nói, từ ngày 28/8 đến hôm nay, chưa bao giờ các đồng chí lãnh đạo trong Bộ Chính trị và những người phục vụ lại vui và hy vọng về tình hình sức khỏe của Bác như bấy giờ. Khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng thời thăm, Bác nói ngày làm Lễ Quốc Khánh sẽ ra dự khoảng 15 phút để được gặp đồng bào.
Bác Hồ mất ngày nào
Ở những giây phút cuối đời, Người vẫn luôn nghĩ đến đồng bào, đến đất nước
  • Thế nhưng, niềm vui ấy không được trọn vẹn lấy 1 ngày. Cuối buổi chiều 1/9/1969, Bác lại rất mệt và nhiều lúc như thiếp đi và đây cũng là lần đầu tiên mọi người thấy Người rên. Những tiếng rên của Bác như đứt từng khúc ruột. Tất cả mọi người đều lo lắng, các bác sĩ tập trung cứu chữa nhưng màn hình điện tâm đồ hiện toàn tín hiệu xấu.
  • Sau khi uống thuốc, tiếng rên thưa dần và Người tỉnh lại. Nhìn hai hàng cây dừa ngoài cửa mà nhân dân miền Nam gửi ra biếu năm nào, Bác muốn uống nước dừa. tuy nhiên bác sĩ ghé vội nói rằng bệnh tình của Bác không nên uống nước dừa.
  • Lúc này, Bác lắc nhẹ nói không sao, chỉ muốn uống chút nước dừa miền Nam thôi. Sau đó Bác lại nói, Bác quê ở Nam Đàn nhưng mẹ lại mất ở Huế, cha mất ở Cao Lãnh. Chưa một lần Người được trở lại hai nơi đó. Điều này đã khiến mọi người lặng đi, cả cuộc đời Bác dành trọn cho dân tộc, cho đất nước, nay về già nhưng vẫn không nguôi ngoai hình ảnh người thân yêu nhất.
  • Đến sáng ngày 2/9/1969, bầu trời u ám dường như thấy hiểu lòng người vậy. Các đồng chí trong Bộ Chính trị đều đến thăm Bác đông đủ. Trong ngôi nhà 67, Bác Hồ nằm trên chiếc giường nhỏ đơn sơ và thiếp đi. Các bác sỹ trực đều sẵn sàng, nhưng chồng chất sự lo lắng.
  • Đột nhiên, Bác đưa tay ôm lấy ngực và nằm nghiêng sang một bên. Lúc này, các bác sĩ vội đến xoa bóp, Người bắt đầu những cơn đau dữ đội. Các tín hiệu trên máy điện tim chỉ còn thoi thóp và chạy ngang với những đường sáng yếu ớt. Đồng hồ chỉ 9 giờ 47 phút sáng ngày 2/9/1969, các tín hiệu vụt tắt. Bác Hồ ra đi mãi mãi để cho đời tuôn nước mắt và trời phải tuôn mưa.
  • Tuy nhiên,Ngày Bác mất trùng với ngày Quốc khánh của Việt Nam, ngày vui lớn của dân tộc nên Bộ Chính trị BCH Trung ương khóa 3 đã quyết định công bố lùi lại một ngày là 3/9/1969.
  • Bác ra đi, hưởng thọ 79 tuổi. Đến ngày 9/9/1969, cả dân tộc làm lễ truy điệu để tiễn đưa chủ tịch Hồ Chí Minh về với thế giới người hiền.
bac-ho-mat-nam-nao-3
Bác hồ ra đi vào sáng ngày 2/9/1969

II. Những chuyến xe đặc biệt chở thi hài Bác trong lịch sử

Như đã chia sẻ khi giải đáp thông tin Bác Hồ mất ngày nào. Ngày 2/9/1969, chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, hưởng thọ 79 tuổi. Theo Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, tròng vòng 6 năm kể từ khi Bác mất (từ năm 1969 đến 1975), thi hài của Người đã được di chuyển tổng cộng 6 lần do nhiều nguyên nhân khác nhau.
  • Chuyến đi thứ nhất là vào đêm 23/12/1969. Lúc đó, Bộ Chính trị và Quân ủy TW đã quyết định đưa thi hài của Bác Hồ từ 75A lên K84.
  • Chuyến đi thứ hai là vào rạng sáng ngày 21/11/1970, trước cuộc tập kích bất ngờ của Mỹ bằng đường không vào một trại giam tại thị xã Sơn Tây.  Bấy giờ, Bộ Chính trị và Quân ủy TW đã quyết định đưa thi hài của Người về 75A ở Hà Nội để đảm bảo an toàn.
  • Chuyến đi thứ 3 là vào mùa thu năm 1971. Khi đó, tại miền Bắc xảy ra những trận mưa lớn, dữ dội. Hà Nội có nguy cơ ngập lụt nên thi hài Người đã được di chuyển từ 75A lên K84.
  • Chuyến đi thứ 4 là vào tháng 3 năm 1972, lúc này quân đội Mỹ đánh phá trở lại miền Bắc. Do K84 nằm trên đường bay của không quân Mỹ nên thi hài Bác được di chuyển đến H21 an toàn.
  • Chuyến đi thứ 5 là nửa năm sau chuyến đi thứ 4, Bộ Chính trị và Quân ủy TW đã quyết định đưa thi hài Bác trở lại K84.
  • Chuyến đi cuối cùng khi Lăng Bác đã được hoàn thành. Vào 16h ngày 18/7/1975, đoàn xe đặc biệt chở thi hài Bác xuất phát về quảng trường Ba Đình. Những nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước lúc bấy giờ đã chờ sẵn Người vào Lăng – ngôi nhà vĩnh hằng của Bác giữa Ba Đình lịch sử.
bac-ho-mat-nam-nao-9(2)(1)(1)
Chiếc xe từng chở thi hài Bác Hồ trong lịch sử

III. Tạm kết

Đã hơn 50 năm ngày đau thương ấy qua đi, nhưng hình ảnh và lòng kính yêu dành cho chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn in đậm trong trái tim con người Việt Nam. Và cứ mỗi dịp 2/9 hàng năm dù nhân dân trên cả nước vui mừng cho ngày Quốc khánh nhưng đồng bào, chiến sĩ cả nước vẫn luôn hướng về Người. Hy vọng với những thông tin Bác Hồ mất ngày nào mà chúng tôi chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu hơn về chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Qua đó, không ngừng cố gắng học tập để đóng góp công sức xây dựng và phát triển đất nước.
Tư liệu tham khảo: BQL Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, báo Tuổi trẻ.