Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay thì bạn rất dễ dàng bắt gặp những thuật ngữ về sự ảnh hưởng của thương hiệu, xây dựng hình ảnh thương hiệu. Tuy nhiên do mức độ tiếp xúc không phổ biến nên không phải ai cũng hiểu chính xác thương hiệu là gì. Vậy hãy cùng tìm hiểu khái niệm này trong bài biết dưới đây của simplymodernweddings.com nhé.
I. Thương hiệu nghĩa là gì?
Thương hiệu là khái niệm mới trong hệ thống kiến thức thuộc lĩnh vực marketing. Hiểu đơn giản thương hiệu chính là hình ảnh của cá nhân, công ty hoặc doanh nghiệp tạo nên. Chúng là tài sản rất giá trị cũng như là công cụ hữu ích để thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, thương hiệu cũng là sự nhận biết, đánh giá, cảm nhận sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp tạo nên. Lúc này các khách hàng đã trải nghiệm sẽ có những hình dung, sự hiện hữu trong tâm trí về thương hiệu đó.
Ví dụ như khi nhắc đến thương hiệu Apple, chúng ta sẽ nghĩ đến những sản phẩm đình đám như Iphone, Macbook… và gắn liền với logo “quả táo cắn dở”.
II. Những đặc điểm của thương hiệu
Nhìn chung, khi nhắc đến thương hiệu nhiều người sẽ cho rằng nó tương tự với nhãn hiệu. Tuy nhiên, câu trả lời chính xác dành cho nhãn hiệu và thương hiệu đến nay vẫn là một ẩn số chưa được giải đáp trong những cuộc tranh luận của giới chuyên môn. Dù vậy, khi nhắc đến thương hiệu là gì theo hướng thương mại, Marketing thì có những đặc điểm sau:
- Thương hiệu là tập hợp những dấu hiệu dùng để nhận biết doanh nghiệp. Nó sở hữu đầy đủ các yếu tố như giá trị, mô tả nhận diện, thuộc tính… mà các khách hàng sẽ nhận được khi tiếp xúc hay sử dụng sản phẩm/dịch vụ từ doanh nghiệp của bạn.
- Thương hiệu tuy mang lại những giá trị hữu hình, nhưng chúng lại được xem là tài sản vô hình của các doanh nghiệp hiện nay. Bởi thương hiệu nắm giữ sinh mệnh, sự tồn tại của một doanh nghiệp, công ty. Hơn thế, nó còn khẳng định những giá trị vững ở thời điểm hiện tại và tạo ra những giá trị mới.
- Thương hiệu chính là sợi dây ràng buộc mối quan hệ doanh nghiệp với khách hàng. Đối với người tiêu dùng, thương hiệu là những giá trị còn lại sau cùng luôn hiện hữu trong tâm trí họ.
III. Các bước để xây dựng chiến lược thương hiệu hiệu quả
Qua cách giải thích thương hiệu là gì trên đây, có thể thấy doanh nghiệp muốn phát triển tốt thì cần phải xây dựng một quy trình chiến lược thương hiệu hiệu quả.
1. Xác định mục tiêu khách hàng
Khách hàng mục tiêu chính là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến. Họ có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và sẵn sàng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ đó để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Vậy nên, xác định được khách hàng mục tiêu hay thị trường mục tiêu khi xây dựng chiến lược thương hiệu là điều rất quan trọng.
2. Xác định vị thế cạnh tranh trên thị trường
Bên cạnh việc nghiên cứu nhu cầu của các nhóm khách hàng, thì bạn cũng cần phải phân tích các đối thủ trên thương trường. Hãy tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để có được chiến lược đúng đắn nhất. Từ việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, bạn đừng dại mà sao chép tất cả những cách giúp họ thành công. Hãy sáng tạo, đổi mới và tìm ra sự khác biệt trong sản phẩm/dịch để thuyết phục các khách hàng sử dụng những sản phẩm từ doanh nghiệp của bạn hay thì đối thủ. Chính sự khác biệt này sẽ trở thành dấu ấn trong lòng khách hàng đấy.
3. Xác định xu hướng của thị trường
Đối với mỗi ngành hàng/dịch vụ sẽ có những xu hướng khác nhau. Do đó, nếu bạn cứ đi theo 1 hướng thì chắc chắn những sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ bị thị trường đào thải. Việc xác định các xu hướng của thị trường sẽ giúp bạn có hướng đi, chiến lược phù hợp và tạo ra những cơ hội đặc biệt cho doanh nghiệp. Những cơ hội hấp dẫn với doanh nghiệp cần đáp ứng được các yếu tố như tính khả thi của chiến lược, độ phù hợp với những chiến lược marketing, nguồn lực của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.
4. Xác định được giá trị cốt lõi của thương hiệu
Hệ thống giá trị cốt lõi thương hiệu chính là những yếu tố lâu dài, thiết yếu và lọ bộ quy tắc định hướng hành vi của các nhân viên trong doanh nghiệp đó. Vì thế, nếu bạn muốn thương hiệu của mình bền vững thì cần trả lời được câu hỏi “đâu là giá trị cốt lõi doanh nghiệp của bạn?”.
5. Định vị thương hiệu
Như đã đề cập khi tìm hiểu thương hiệu có nghĩa là gì, bước xây dựng định vị thương hiệu là yếu tố rất quan trọng. Định vị thương hiệu là điều mà các doanh nghiệp muốn khách hàng nhớ đến khi nhắc tới những sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Đồng thời đây cũng là bước tạo nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp của bạn với các đối thủ khác trên thị trường.
6. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chính là bước cá nhân hóa thương hiệu, khiến nó không giống bất kỳ thương hiệu khác thông qua các yếu tố như tên thương hiệu, thông điệp, logo, khẩu hiệu… Khi thiết kế bộ nhận dạng thương hiệu, bạn cần phải cân nhắc đến những yếu tố quan trọng như dễ nhớ, dễ thích nghi, có ý nghĩa, dễ chuyển đổi…
7. Quản trị thương hiệu
Đây là bước rất quan trọng trọng việc xây dựng chiến lược thương hiệu. Bước này sẽ giúp thương hiệu của bạn duy trì được vị thế, hình ảnh trên thị trường. Một thương hiệu cho dù có tầm cỡ đến mức nào nếu không có chiến lược quản trị thương hiệu phù hợp thì sẽ khiến hình ảnh doanh nghiệp dần mờ nhạt trong mắt khách hàng. Đặc biệt khi thị trường đang có sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Tóm lại, thương hiệu chính là linh hồn và thể xác của mỗi doanh nghiệp hiện nay. Cho dù bạn đang kinh doanh ở lĩnh vực nào, với quy mô nhỏ hay lớn thì việc xây dựng thương hiệu là điều rất cần thiết, đặc biệt là trong thị trường 4.0 như hiện nay. Hy vọng qua những kiến thức chia sẻ trên đây bạn đã biết được thương hiệu là gì. Qua đó lên được kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công.