Hồ Tây được biết đến một trong những hồ nước tự nhiên lớn nhất của Hà Nội. Nơi đây có không gian xanh mát làm êm dịu lòng người. Thế nhưng bạn đã đi hết 1 vòng hồ Tây chưa? Trong bài viết này của simplymodernweddings.com, hãy thử xem 1 vòng hồ Tây bao nhiêu km nhé. Chắc chắn bạn sẽ rất bất ngờ đấy.
I. 1 vòng quanh hồ Tây bao nhiêu km?
Hồ Tây nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội, thuộc địa bàn quận Tây Hồ, có diện tích khoảng 500ha; chu vi vòng ngoài khoảng 14.8km và chiều dài đường ven hồ khoảng 17km. Xung quanh hồ Tây là các khu ngoại ô sang trọng. Dọc theo phía Nam, hướng Thụy Kê là các nhà hàng; về phía Đông theo dải đường Xuân Diệu là những quán cafe, cửa hàng, khách sạn sang trọng.
Bên cạnh đó, xung quanh hồ Tây còn có những ngôi chùa với phong cách kiến trúc khác nhau. Có 62 di tích, trong đó có 22 di sản được xếp hạng là di sản cấp quốc gia và 7 di sản xếp hạng thành phố. Với làn nước trong xanh, không khí thoáng mát nên việc đi dạo 1 vòng quanh hồ Tây được nhiều người lựa chọn khi đến thăm Hà Nội.
II. Đôi nét lịch sử về hồ Tây
Sau khi biết được 1 vòng hồ Tây bao nhiêu km thì tìm hiểu về lịch sử hồ Tây cũng là điều rất hấp dẫn đấy. Theo sử sách ghi chép, Hồ Tây có từ thời Hùng Vương, lúc bấy giờ hồ là bến đỗ nằm giáp sông Hồng. Đến thời Hai Bà Trưng, bến này thông với sông Hồng và bao quanh là rừng cây nên có ít người sinh sống, những người sống ở đây chủ yếu là săn bắn thú rừng và trồng trọt.
Dưới thời Lý, Trần, hồ Tây là một thắng cảnh đã được khai thác, nhân dân thời đó đã lập ấp tại nơi đây. Họ nuôi tằm, dệt lụa và lập quanh hồ các cung điện để làm nơi giải trí.
Qua nhiều năm lịch sử, hồ Tây có những tên gọi khác nhau như bến Nước, hồ Lãng Bạc, hồ Dâm Đàm… Mỗi tên gọi đều gắn liền với những câu chuyện, truyền thuyết riêng. Còn về mặt khoa học, hồ Tây là hồ ngoại sinh được hình thành chủ yếu do tác dụng xâm thực của sông Hồng.
Từ chốn rừng rậm qua những công cuộc khai hóa, xây dựng của biết bao thế hệ giờ đây Hồ Tây đã trở thành một thắng cảnh nổi tiếng của thủ đô Hà Nội.
III. Những điểm hấp dẫn khi đến hồ Tây
Nếu đã đến Hà Nội thì bạn đừng bỏ lỡ hồ Tây bởi đây là điểm đến vô cùng hấp dẫn. Đến với hồ Tây bạn có thể ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên và ghé thăm điểm đến quanh hồ.
1. Chùa Trấn Quốc
Xung quanh hồ Tây có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng, trong số đó phải kể đến ngôi chùa cổ nhất – chùa Trấn Quốc. Ngôi chùa này tạo lạc trên một cù lao ven hồ Tây, được xây dựng từ thời vua Lý Nam Đế và được xem là biểu tượng văn hóa của Phật giáo nước ta. Nếu đến với chùa Trần Quốc lần đầu tiên, chắc chắn bạn sẽ bị ngạc nhiên bởi những bức tượng được chạm khắc tinh xảo đấy.
2. Đền Quán Thánh
Ngôi đền này nắm ở góc đường Thành Niên và phố Quán thành, hướng ra phía hồ Tây. Theo tương truyền, xưa kia để bảo vệ Hà Nội khỏi những linh hồn xấu, người dân đã dựng lên 4 ngôi đền gọi là Tứ trấn Thăng Long ở 4 hướng của thành phố. Hướng đông là đền Bạch Mã, hướng Nam là đền Kim Liên, hướng Tây là đền Thần Linh Lang và hướng Bắc là đền Quán Thánh.
Đền Quán Thánh được xây dựng theo phong cách kiến trúc Trung Quốc, tức là có cổng ngoài, cổng tam quan và sân bên trong. Điều gây ấn tượng với du khách khi đến đây lần đầu tiên chinh là cổng ngoài kỳ lạ. Theo đó, cổng ngoài đền có 4 trụ, mỗi trụ được khắc hình con phượng hoàng.
Khi vào bên trong đền, bạn sẽ bắt gặp điện thờ tượng Thần Trấn Vũ cao 3m bằng đồng. Trên tay ông cầm một con rắn và một con rùa, chúng tượng trưng cho sự giàu có và bảo vệ.
3. Chùa Vạn Niên
Như đã từng chia sẻ khi giải đáp 1 vòng hồ Tây bao nhiêu km ở phía trên, xung quanh hồ có rất nhiều ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau. Ngôi chùa tiếp theo bạn nên ghé thăm khi đến hồ Tây chính là chùa Vạn Niên nằm trên đường Lạc Long Quân. Ngôi chùa này thờ công chúa Liễu Hạnh và thờ Phật; mang phong cách kiến trúc của thời Nguyễn.
Quần thể chùa Vạn Niên có tổng quan quan, chùa chính và đền thờ nữ thần. Ngôi chùa nghìn tuổi này đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia và là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở thủ đô Hà Nội. Chùa sở hữu bộ di vật đồ sộ với hơn 40 pho tượng tròn, 10 đạo sắc phong ghi công chúa Liễu Hạnh chính là nữ thần từ thời Tây Sơn, triều đại nhà Lê. Chính điều này đã khiến cho chùa Vạn niên không chỉ là chốn tâm linh mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử Việt Nam.
4. Chùa Võng Thị
Chùa Võng Thị được xây dựng từ thời vua Lý Nhân Tông; nơi đây thờ Hộ thần Mục thần của vua Lý Nhân Tông. Trải qua biết bao cuộc chiến tranh và chứng kiến thăng trầm của đất nước, chùa Võng Thị bị tàn phá nặng nề và phải trải qua nhiều lần trùng tu. Tuy nhiên, những giá trị văn hóa cũng như lịch sử mà ngôi chùa này mang lại là điều không thể phủ nhận.
5. Chùa Tảo Sách
Theo truyền thuyết, chùa Tảo Sách được xây dựng vào đời vua Trần Thánh Tông với mục đích là thời hoàng tử Linh Lang. Đây là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyễn và cũng là nơi hoàng tử Linh Lang từng đọc sách, luyện võ.
Ngôi chùa được xây dựng theo phong cách dân gian gồm có cổng tam quan, phòng thờ và những công trình tôn giáo khác. Khi đến thăm chùa Tảo Sách, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những tài liệu Hán Nôm và di vật vô giá.
6. Chùa Thiên Niên
Đây là ngôi chùa rất độc đáo, bởi không chỉ thời Phật mà còn thời vợ vua Lê Thánh Công là bà Phạm thị Ngọc Đô. Sở dĩ có điều này bởi bà là người đầu tiên dạy cho người dân ở vùng này nghề dệt. Chùa Thiên Niên dù không có kiến trúc hoành tráng như những ngôi chùa, di tích khác nhưng hàng năm vẫn thu hút hàng nghìn phật tử và du khách đến thăm.
Ngoài ra bạn cũng đừng quên thưởng thức ẩm thực tại hồ Tây như bánh tôm, kem hồ Tây… Đây là những món ăn tuy dân dã nhưng chắc chắn sẽ mang đến hương vị khác lạ mà không nơi đâu có được. Tại đây cũng có nhiều nhà hàng, quán cafe với các phong cách đa dạng mà bạn cũng nên thử đấy.
Có thể nói, hồ Tây chính là điểm du lịch mà bất cứ ai cũng nên đến khi ghé thăm Hà Nội. Chắc chắn nơi đây sẽ giúp tinh thần bạn thoải mái, thư giãn hơn. Hy vọng với thông tin giải đáp thắc mắc 1 vòng hồ Tây bao nhiêu km trên đây bạn đã có thêm những kiến thức mới. Chúc bạn có chuyến khám phá Hồ Tây thú vị và trọn vẹn.